Đối với dân chuyên công nghệ, hẳn loại hình “Hybrid app” đã không còn xa lạ gì nữa bởi đây là một dạng ứng dụng khá phổ biến ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, đối với dân ngoại đạo, có lẽ còn khá nhiều người chưa nắm rõ về thuật ngữ này, vậy nên trong bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Hybrid app là gì và giải đáp cho câu hỏi “Liệu có nên sử dụng Hybrid app hay không?” nhé!
Hybrid app là gì?
Hybrid app còn được biết đến với tên gọi tiếng Việt là ứng dụng lai. Về mặt cơ bản, Hybrid app là một web app (ứng dụng web). Tuy nhiên, nó được trang bị một “vùng chứa” ứng dụng gốc nhẹ giúp nó có thể tận dụng một số chức năng nền tảng gốc và phần cứng thiết bị (giả sử như: camera của thiết bị, lịch, thông báo đẩy, chức năng chụm và lây lan) mà các ứng dụng web không thể truy cập được. Các ví dụ về Hybrid app nổi tiếng có thể kể đến như: Uber, Twitter và Instagram.
Tương tự như những ứng dụng trên web khác, các ứng dụng lai được xây dựng bằng cách sử dụng các công nghệ và ngôn ngữ lập trình phát triển front-end thông dụng như JavaScript, HTML5 và CSS. Nhờ vào đó mà Hybrid app đem đến cho chúng một chức năng đa nền tảng.
Các Hybrid app có sẵn trên những cửa hàng ứng dụng. Nó có khả năng truy cập phần cứng trên điện thoại di động của bạn và được cài đặt vào thiết bị của bạn, tương tự như một ứng dụng gốc.
Các tính năng của Hybrid app
- Có khả năng vận hành cho dù thiết bị có được kết nối hay không.
- Được tích hợp với hệ thống tệp trên thiết bị di động.
- Tích hợp với những dịch vụ khác dựa trên web.
- Như một trình duyệt được nhúng để cải tiến quyền truy cập vào nội dung trực tuyến động.
Ưu điểm của Hybrid App (Ứng dụng lai)
Ứng dụng lai sở hữu một số ưu điểm nổi trội như:
Kiểm soát chi phí
Kết hợp trải nghiệm từ người sử dụng với chu kỳ phát triển nhanh và kiểm soát được mặt chi phí.
Tránh những giới hạn của Apple App Store
Để xây dựng một ứng dụng trên Apple App Store, ứng dụng đó phải được gửi và có một thời gian chờ xác thực. Thời gian sớm hay trễ sẽ thay đổi phụ thuộc vào thời gian trong năm, tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào việc đó là lần gửi đầu tiên hay là lần cập nhật, quá trình thường mất tầm 1 đến 7 ngày. Vì vậy, Hybrid app mang lại một lợi thế quan trọng cho các nhà lập trình thường xuyên muốn cập nhật ứng dụng, họ sẽ không cần thiết phải gửi lại phiên bản mới trong trường hợp những sửa đổi chưa chạm vào mã gốc.
Tìm kiếm tài nguyên
Đa số các ứng dụng đều được phát hành trên cả 2 hệ điều hành lớn nhất hiện nay là iOS và Android. Vì thế, chúng được phát triển thông qua những ngôn ngữ lập trình tương ứng như: Objective-C hay Swift cho iOS, Java cho Android. Hybrid app sẽ cho phép sử dụng những ngôn ngữ lập trình được sử dụng thường xuyên bởi các nhà phát triển web (ví dụ như HTML, JavaScript và CSS). Việc này giúp cho hoạt động tìm kiếm tài nguyên nhằm xây dựng một ứng dụng lai trở nên dễ dàng hơn.
Cho phép sử dụng lại mã của phần ứng dụng web
Mã sẽ được viết một lần sau đó triển khai trên tất cả những nền tảng di động.
Tiết kiệm thời gian và chi phí phát triển
Mã được viết một lần sẽ giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và kinh phí phát triển so với những ứng dụng gốc, cái mà yêu cầu phát triển cho hệ điều hành iOS và Android.
Các dịch vụ xây dựng Custom Web App Development services tại các Software Company hàng đầu như Groove Technology cũng đã cắt giảm được nhiều chi phí sản xuất với công nghệ này, nhằm mang lại những giải pháp hệ thống tối ưu cho các doanh nghiệp.
Khả năng hoạt động kể cả khi thiết bị có được kết nối hay không
Tuy rằng một ứng dụng lai đa phần sẽ chia sẻ những yếu tố điều hướng giống như một ứng dụng web, nhưng việc ứng dụng có thể hoạt động ngoại tuyến hay không còn tùy thuộc nhiều vào tính năng của nó. Khi một ứng dụng lai không cần sự trợ giúp từ cơ sở dữ liệu thì nó vẫn có thể hoạt động được khi thiết bị đang ngoại tuyến.
Nhược điểm của Hybrid App
- Phần giao diện cho người dùng khá hạn chế. Các ứng dụng lai có thiết kế không đem lại cảm giác tự nhiên, thoải mái cho người sử dụng. Vì vậy, giao diện người dùng thường không có sự liền mạch. Khả năng cũng bị hạn chế do thực tế việc sử dụng WebView sẽ dẫn đến trường hợp không cho phép khai thác đầy đủ tiềm năng của những thiết bị (yếu tố 3D là một ví dụ điển hình).
- Khó khăn hoặc không thể khai thác trọn vẹn những năng lực của nền tảng. Mỗi nền tảng, iOS hay Android đều có những khả năng riêng biệt có thể được khai thác. Một sự kết hợp giữa các plugin và mã cụ thể của nền tảng sẽ được dùng nhằm thực hiện được điều này trên một Hybrid app. Điều đó sẽ gây nên sự phức tạp cho dự án phát triển ứng dụng.
- Hiệu suất hoạt động chậm hơn và có sự chuyển đổi giữa các trang.
- Phải phụ thuộc vào tốc độ hoạt động của trình duyệt.
- Trải nghiệm của người dùng (UX) có thể giảm khi giao diện người dùng (UI) không giống với và được thiết kế đầy đủ cho các trình duyệt mà người dùng đang sử dụng.
Có nên sử dụng Hybrid App hay không?
Ứng dụng lai sở hữu nhiều ưu điểm nhưng cũng tồn tại không ít nhược điểm. Chính vì vậy, việc cân nhắc có nên sử dụng nền tảng Hybrid app hay không còn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn. Trước khi đưa ra quyết định, bạn nên trả lời các câu hỏi dưới đây để có thể tìm đến lựa chọn phù hợp.
Bạn có muốn cung cấp ứng dụng của mình lên các cửa hàng ứng dụng hay không?
Trước khi đưa ra lựa chọn, bạn nên xác định xem mình có muốn phân phối ứng dụng mình phát triển lên các cửa hàng như App store, Play store hay không? Nếu câu trả lời là bạn cần đưa ứng dụng lên các nền tảng trên thì bạn nên cân nhắc sử dụng nền tảng Hybrid App bởi loại hình ứng dụng này có thể dễ dàng phân phối trên Appstore và Play store.
Bạn ưu tiên tiết kiệm tối đa chi phí hay tối đa hóa những tính năng?
Việc nắm rõ mục đích sử dụng là tối ưu hóa các tính năng hay tiết kiệm tối đa chi phí sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn. Trong trường hợp bạn chọn tiết kiệm tối ưu kinh phí phát triển thì việc tận dụng Hybrid app sẽ là một quyết định phù hợp nhờ ứng dụng này cho phép chỉ cần viết mã một lần là có thể tận dụng ở nhiều nơi.
Tuy nhiên, theo React Native Development Company thì nếu bạn chọn phương án tối đa các tính năng thì Native app sẽ là sự lựa chọn ưu việt hơn. Vì vậy, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng nhé!
Kỹ năng chuyên môn của đội ngũ phát triển ứng dụng
Để quyết định có nên xây dựng nền tảng ứng dụng Hybrid hay không, bạn cũng cần xác định rõ tay nghề kỹ thuật của đội ngũ chuyên viên phát triển ứng dụng tại đơn vị của mình. Nếu đội ngũ phát triển ứng dụng giỏi, có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm thì bạn có thể yên tâm sử dụng nền tảng Hybrid app.
Trong trường hợp nguồn lực của bạn chưa vững thì tốt hơn hết bạn nên tìm kiếm một đơn vị lập trình chuyên nghiệp để có thể xây dựng nên ứng dụng đạt tiêu chuẩn.
Kết luận
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã mang đến cho bạn những chia sẻ chi tiết và hữu ích, giúp cho bạn hiểu thêm về khái niệm Hybrid app là gì và các ưu, nhược điểm của loại hình ứng dụng này. Đồng thời trả lời cho câu hỏi có nên sử dụng Hybrid App hay không. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.
Xem thêm: