Cách xóa driver máy in chi tiết nhất

Driver máy in là nền tảng rất quan trọng giúp kết nối giữa máy in và máy tính. Cài driver máy in là công việc rất cần thiết, làm cầu nối giữa phần cứng và phần mềm. Tuy vậy trong một số trường hợp cần phải xóa phần mềm máy in. Giúp cho chức năng in ấn được diễn ra một cách thuận tiện nhất. Dưới đây là cách xóa driver máy in chi tiết nhất với vài thao tác đơn giản.

Tìm hiểu về driver máy in

Tìm hiểu về driver máy in

Driver máy in được hiểu là cầu nối giữa phần mềm và phần cứng. Với chức năng cho phép chương trình máy tính, các ứng dụng, hệ điều hành tương tác với phần cứng. Giúp các thiết bị giao tiếp với nhau để thực hiện một chức năng nào đó. Máy in, máy tính giao tiếp với nhau thì bắt buộc phải sử dụng driver. Việc driver được cài đặt đúng chuẩn sẽ giúp cho máy in hoạt động ổn định. Mang đến chất lượng in ấn tốt nhất. Driver máy in cần phải được cập nhật thường xuyên để sửa lỗi, bổ sung tính năng mới.

Chức năng của driver là chuyển đổi các dữ liệu cần in. Chuyển từ máy tính sang định dạng máy in có thể hiểu được. Bên cạnh đó còn cho phép máy tính thực hiện lệnh với máy in. Cho phép hiển thị trạng thái máy in, phát hiện có lỗi, kẹt giấy xảy ra. Giúp người dùng dễ dàng thao tác, nhận biết để sửa lỗi.

Tính quan trọng của việc cập nhật Driver máy in

Bất cứ thiết bị nào trong quá trình sử dụng lâu dài cũng không tránh khỏi xảy ra lỗi. Những lỗi này cùng với các mối đe dọa khác từ bên ngoài cần xác định sớm. Từ đó kiểm soát kịp thời những lỗi hỏng hóc. Trong quá trình sử dụng máy in, việc cập nhật phần mềm máy in cần được thực hiện thường xuyên. Những bản driver được cập nhật góp phần vào cung cấp hệ thống bảo mật mới. Đồng thời cung cấp một số nâng cấp mới mà các nhà sản xuất cảm thấy cần thiết.

Việc không cập nhật driver máy in có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng. Khiến cho máy in bỏ lỡ mất các tính năng mới, không được nâng cấp hiệu suất. Thiết bị có thể sẽ bị tấn công bởi hacker hoặc vi-rút. Dẫn đến thiết bị có thể ngừng hoạt động hoàn toàn. Thường thì nhà sản xuất sẽ xác định lỗi hoặc trục trặc khi driver hoạt động. Sau đó tiến hành tạo bản cập nhật mới để giải quyết nhanh chóng các lỗi này. Cập nhật driver máy in giúp cung cấp dịch vụ tốt nhất đến người dùng.

Khi nào cần xóa driver của máy in?

Khi nào cần xóa driver của máy in?

Việc cập nhật driver cho máy in đóng vai trò hết sức cần thiết. Giúp cho hoạt động in ấn được diễn ra thuận lợi và có chất lượng hơn. Tuy nhiên trong một vài trường hợp cần bắt buộc xóa driver máy in. Nếu không sẽ gây cản trở trong quá trình thực hiện công việc. Thời điểm cần xóa driver máy in là:

Khi driver máy in bị sai

Nghĩa là driver của máy in khi tải về máy tính không phù hợp, không đúng. Khiến cho máy in của bạn không thực hiện được chức năng in ấn như yêu cầu. Lúc này bắt buộc người dùng phải xóa driver máy in cũ đi. Tiến hành cài đặt và thay thế driver máy in mới phù hợp hơn.

Khi có quá nhiều driver ở trong máy tính

Nhiều người lạm dụng cài đặt quá nhiều driver máy in vào trong máy tính. Điều này không những không tốt mà còn khiến cho máy tính có thể xảy ra lỗi. Không thể thực hiện chức năng in ấn được. Trong trường hợp này, bắt buộc người dùng phải xóa bớt driver máy in đi. Đảm bảo cho máy hoạt động tốt nhất.

Khi cần giải phóng bộ nhớ

Trên thực tế, bộ nhớ của máy tính luôn luôn có giới hạn. Một khi bộ nhớ bị đầy thì mọi hoạt động có thể ngưng trệ. Để đảm bảo cho máy tính hoạt động trơn tru, cần phải gỡ bớt driver máy in. Những driver của máy in dư thừa trên máy sẽ không có tác dụng tốt. Ngược lại cản trở quá trình hoạt động thực hiện in ấn.

Cách xóa driver máy in chi tiết nhất

Có rất nhiều cách xóa driver máy in trên Window 10, cách này cũng có thể áp dụng trên Win 7 và Win 8. Bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau:

Cách 1: Xóa driver máy in bằng cách gỡ thiết bị trong Devices and Printers

Đây là cách đơn giản nhất chỉ với 3 bước đơn giản

  • Bước 1: Bạn mở menu “Start” ở góc cuối phía dưới tay trái của màn hình. Sau đó nhấp vào “Control panel”. Nhấn chuột vào kết quả vừa hiện ra tương ứng.
  • Bước 2: Tiếp tục nhấp chuột vào biểu tượng “Device and Printers”.
  • Bước 3: Nhấn chuột phải chọn vào máy in mà bạn muốn xóa driver. Cuối cùng nhấn chọn “Remove device” để hoàn tất xóa driver máy in.

Cách 2: Xóa driver máy in bằng cách gỡ phần mềm liên quan trong Apps

Xóa driver máy in bằng cách gỡ phần mềm liên quan trong Apps

Ngày nay, máy in rất đa dạng về tính năng. Một số máy in được thiết kế thêm một vài phần mềm hỗ trợ in ấn. Nếu muốn gỡ hoàn toàn driver cho máy in thì bạn cần gỡ một số cài đặt phần mềm này. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bạn mở menu “Start” ở góc cuối phía dưới tay trái của màn hình. Sau đó nhấp vào biểu tượng “Settings”.
  • Bước 2: Nhấn chuột vào mục “Apps”, tiếp đến chọn “Apps & features”
  • Bước 3: Chọn tìm phần mềm của máy in có tên giống với máy in. Sau đó click vào chọn “Uninstall”.
  • Bước 4: Tiến hành thực hiện theo hướng dẫn hiện ra trên màn hình. Hoàn tất quá trình xóa driver máy in.

Cách 3: Xóa driver máy in bằng cách gỡ driver trong Print Management

Xóa driver máy in bằng cách gỡ driver trong Print Management

Ngoài 2 cách đơn giản nói trên, bạn có thể xóa driver bằng cách gỡ driver trong Print Management. Cách tiến hành như sau:

  • Bước 1: Bạn mở menu “Start” ở góc cuối phía dưới tay trái của màn hình. Sau đó nhấp vào “Print managament”.
  • Bước 2: Chọn “Run as administrator”.
  • Bước 3: Tại danh sách ở phía bên trái, nhấn chọn “All Printers”. Trong danh sách ở phía bên phải, chọn tên máy in và nhấn “Delete”.
  • Bước 4: Tại danh sách ở phía bên trái, nhấn chọn “All Drivers”. Chọn tên máy in và nhấn “Delete”. (Lưu ý, một máy in có thể sẽ có nhiều driver đi kèm. Khi xóa bạn có thể xóa lần lượt từng cái).

Như vậy, chỉ với 3 cách đơn giản nói trên là bạn đã có thể xóa driver trên máy in dễ dàng. Tùy vào các cài đặt trên máy in để chọn cách xóa driver nhanh chóng nhất.

Làm thế nào để cài lại driver máy in sau khi đã gỡ bỏ hoàn toàn?

Làm thế nào để cài lại driver máy in sau khi đã gỡ bỏ hoàn toàn?

Xóa driver máy in không có nghĩa là không cần sử dụng driver. Mà sau khi xóa, bạn cần phải cài đặt driver máy in mới. Có như vậy mới không bỏ lỡ mất các tính năng mới, được nâng cấp hiệu suất cho máy. Cách cài lại driver máy in sau khi đã gỡ bỏ hoàn toàn như sau:

  • Bước 1: Phía trên màn hình nền của máy tính của bạn. Hãy tìm vào biểu tượng “My Computer” hoặc biểu tượng “My PC”. Nhấp chuột phải vào biểu tượng đó, sau đó nhấn chọn “Properties”.
  • Bước 2: Khi đã tìm hiểu và biết được thuộc tính của máy và hệ điều hành sử dụng. Tiến hành tải driver máy in phù hợp nhất với máy tính.
  • Bước 3: Kết nối máy in và máy tính. Trong trường hợp chỉ có một máy in và một máy tính, bạn có thể kết nối trực tiếp. Quá trình kết nối thông qua dây cáp ở máy in kết nối vào máy tính. Nếu trường hợp có nhiều máy tính kết nối chung một máy in. Bạn có thể thực hiện kết nối thông qua bộ Hub để chia sẻ mạng cho máy tính. Tuy nhiên cần lưu ý là máy tính, máy in cần sử dụng chung hệ thống mạng.
  • Bước 4: Cài driver máy in trên máy tính khi đã xóa hết các driver máy in cũ.

Trên đây là tất tần tật cách xóa driver máy in trên Window 7, 8, 10 chi tiết nhất cũng như cách cài đặt driver máy in mới từ Công ty Thiên Phú – Nhà phân phối máy in, máy photocopy văn phòng uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh. Hy vọng quý vị đã có thể thực hiện gỡ, cài đặt một cách dễ dàng. Không cần phải mất thời gian mày mò, hiệu quả công việc mang lại tốt nhất.

Xem thêm: Phần mềm driver Ricoh 3351 – Cách cài đặt và sử dụng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status